Hàn trám răng thẩm mỹ là phương pháp thẩm mỹ răng thưa xấu,
răng vỡ mẻ hay mòn men, xỉn màu rất hiệu quả với chi phí khá thấp. Những
chính là thao tác đơn giản đem lại hiệu quả trám răng như mong muốn
Hàn trám răng thẩm mỹ là gì?
Hàn trám răng thẩm mỹ là một phương thức điều trị
nha khoa đơn giản, giúp khôi phục lại hình dáng của răng, ngăn chăn sự xâm hại từ các hóa chất, vi khuẩn làm ảnh hưởng tới men răng…
Hàn
trám răng thẩm mỹ hiện nay là một giải pháp hoàn hảo giúp phục hồi răng
về cả phương diện chức năng và thẩm mỹ, tuy nhiên đây cũng là kỹ thuật
tương đối phức tạp vì có yêu cầu cao ở người bác sĩ sự tỉ mỉ, khéo tay
thì miếng trám mới mang tính thẩm mỹ và đạt hiệu quả tốt như mong muốn.
Vật
liệu trám hiện rất đa dạng và ngày càng tối ưu hóa cả về khả năng tồn
tại lẫn màu sắc như răng thật giúp cho người bệnh có nhiều lựa chọn hơn
trong khôi phục tình trạng răng miệng.
- Hàn trám răng thẩm mỹ ra đời giúp điều trị răng sâu hiệu quả hơn.
Trường hợp nên hàn trám răng thẩm mỹ
Tất cả những khuyết điểm nhỏ về răng dưới đây đều có thể thực hiện
hàn trám răng thẩm mỹ:
+ Răng sâu: Những lỗ sâu nhỏ không phải điều trị tủy hay đã điều trị tủy.
+
Răng bị sứt mẻ nhỏ: Do tai nạn khiến cho răng bị bể, mẻ nhỏ hay răng
không còn ở trạng thái như lúc ban đầu thì trám là cách để tái tạo, phục
hồi lại hình dáng cũng như chức năng ăn nhai cho răng.
+ Răng bị
thưa, hở kẽ nhỏ, mòn cổ răng: Hàn trám răng thẩm mỹ sẽ giúp đóng kín các
kẽ chân răng. Tránh được việc thức ăn dính vào răng và mang tính thẩm
mỹ cao hơn.
+ Ngăn ngừa
sâu răng: Không chỉ riêng trẻ em mà cả người lớn nên trám răng để ngăn chặn sâu răng.
- Sau khi hàn trám răng thẩm mỹ nhìn bằng mắt thường không thể nhận ra sự khác biệt
Các loại vật liệu hàn trám răng thẩm mỹ.
Amangam:
đã được sử dụng từ rất lâu đời (khoảng trên 100 năm). Đây là một hỗn
hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
+
Ưu điểm của vật liệu này là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường
được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt
nhai của răng hàm.
+ Nhược điểm là không thẩm mỹ do có màu xám
bạc, do đó thường chỉ được dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm
răng như răng cối. Ngoài ra, Amangam còn dẫn nhiệt và dẫn điện, ảnh
hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
Composite:
Đây là loại vật liệu mới, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần
đây. Ở nước ngoài, Composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều
tính năng ưu việt của nó hơn hẳn cả Amangam và xi-măng Silicat. Ở nước
ta hàn Composite còn được gọi là hàn trám răng thẩm mỹ.
Ưu điểm
nổi bật nhất của Composite là tính thẩm mỹ rất cao. Có rất nhiều màu
khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa,
độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của Composite cũng cao hơn xi-măng
Silicat (tuy nhiên vẫn kém Amangam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều
vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa
cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
GIC: có đặc tính phóng thích chậm fluor sau khi trám làm tăng độ cứng, GIC không gây kích thích và
viêm lợi,
được sử dụng tốt nhất khi trám xoang loại I. GIC là vật liệu trám răng
hiệu quả, cách sử dụng tương đối đơn giản, điều trị giai đoạn sớm của
quá trình sâu răng, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
Inlay và Onlay:
Đây là phương pháp tối ưu trong phục hồi răng thẩm mỹ được áp dụng
trong trường hợp răng bị mất một phần hay toàn bộ cấu trúc của thân răng
có thể do nhiều nguyên nhân: sâu răng; bể mẻ do chấn thương, mòn răng
do thói quen… Những khuyết điểm này sẽ được khắc phục hoàn toàn bằng
phương pháp phục hồi Inlay hoặc Onlay. Nó thay thế cho một mão toàn diện
trong trường hợp hư tổn của răng không lan rộng, không bị thay đổi màu
sắc theo thời gian, độ bền cao, ăn nhai tốt.
Quy trình hàn trám răng thẩm mỹ
+ Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng sâu răng của bệnh nhân
+
Bước 2: Chụp phim 2D, 3D bằng máy chụp phim Dentri kết hợp với phần mềm
hiện đại nhất thế giới hiện nay giúp bác sĩ xem xét chi tiết tình trạng
sâu răng từ đó lựa chọn giải pháp trám phù hợp nhất.
+ Bước 3: Bác sĩ lấy một loại dung dịch axit nhẹ để thoa lên chỗ răng cần phục hồi.
+ Bước 4: Phủ một lớp keo tạo độ dính.
+ Bước 5: Trám bằng từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo răng), điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng.
+ Bước 6: Chiếu đèn quang trùng hợp để chất liệu và răng tạo thành một khối đồng nhất.
+ Bước 7: Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.
+ Bước 8: Tái khám và theo dõi kết quả điều trị.
Chăm sóc sau khi hàn trám răng thẩm mỹ
Mặc
dầu các vật liệu thẩm mỹ tại các nha khoa ngày càng được cải tiến với
các chất hấp thu tia cực tím, các chất kháng oxide hóa do đó ít bị đổi
màu hơn nhưng cấu trúc răng vẫn chịu sự thay đổi màu theo thời gian do
sự đậm của ngà răng theo tuổi. Vì vậy, việc miếng trám có màu không
thích hợp sau nhiều năm là điều không tránh khỏi. Do vậy, giữ gìn vệ
sinh răng miệng hằng ngày là điều cần thiết thông qua việc dùng chỉ nha
khoa, nước súc miệng và chải răng đúng cách.
- Hàn trám răng thẩm mỹ có nhiều phương pháp và dành cho nhiều cấp độ khác nhau
Khi
mới hàn trám răng thẩm mỹ, ổ trám chưa cứng hoàn toàn, do vậy cố gắng
kiêng cữ ăn uống trong những giờ đầu cho đến khi miếng trám cứng chắc
hoàn toàn. Cũng tuyệt đối tránh các loại thức ăn quá dẻo, quá cứng để
hạn chế sự hư hao của miếng trám thời gian đầu.
Tái khám mỗi 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý răng kịp thời nhằm tìm cách khắc phục hiệu quả.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét