1. Những nguyên nhân giải thích vì sao răng bị mẻ
Răng có thể bị mẻ sau khi chịu một số những tác động nào đó, hoặc cũng có thể tự nhiên. Nhưng có một vấn đề đã được kết luận là dù nguyên nhân răng bị mẻ là gì thì cũng chứng tỏ một điều răng nền răng của chúng ta không thật sự chắc khỏe.
|
Răng bị mẻ là dâu hiệu cho thấy nền răng không thật sự khỏe mạnh |
Có những lý do cơ bản giải thích
vì sao răng bị mẻ sau đây:
♦ Do răng bị thiếu hụt nội bộ:
Răng bị mẻ chủ yếu là thiếu canxi trong cơ thể ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng và thay răng. Điều này không chỉ khiến cho nền răng yếu hơn bình thường mà ngay cả hệ xương của chúng ta cũng không được khỏe mạnh.
Ngoài ra còn là thiếu hụt Fluor trong cấu trúc răng khiến cho liên kết trong nội bộ men răng không tốt, dễ tách rã dưới các tác động bên ngoài. Thiếu vitamin và các khoáng chất cũng là nguyên nhân tại sao răng bị mẻ. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng khiến cho răng bị vỡ mẻ.
♦ Do răng đang bị thương tổn: Thường là sự thương tổn men răng như mòn men khiến cho mô răng nhạy cảm, dễ bị kích ứng và dễ bị bật mẻ dưới sức nhai, thậm chí chỉ là dưới lực chải răng hàng ngày.
♦ Do răng đang bị bệnh lý: Các bệnh lý như răng nhạy cảm, răng sâu khiến cho liên kết mô răng bị rệu rã, phá hủy. Khi đó, chỉ cần lực tác động nhỏ cũng có thể khiến cho răng bị mẻ.
♦ Do vi khuẩn và các acid tấn công răng: Đây là
nguyên nhân bị mẻ răng, là yếu tố âm thầm nhưng nguy hiểm nhất khiến cho răng bị mẻ. Bởi chúng ta không nhìn thấy sự thâm nhập bào mòn của acid và hủy hoại của vi khuẩn nhưng khi đã bị vi khuẩn tấn công thì mức độ phá vỡ mô răng sẽ rất ghê gớm, mẻ răng sẽ kèm theo cả triệu chứng đau nhức. Tình trạng mẻ răng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến vết mẻ lớn hơn, thậm chí có thể ăn sâu vào chân răng.
|
Đây có thể là nguyên nhân khiến cho răng dễ bị mẻ |
♦ Lực tác động mạnh: Lực nhai nghiến mạnh và thay đổi đột ngột cũng có thể làm cho răng bị bào mòn và dễ mẻ vỡ, nhất là khi cấu trúc răng vốn đã yếu sẵn.
♦ Một số tật: đặc biệt là nghiến răng cũng sẽ làm cho răng sớm mẻ vỡ.
♦ Chấn thương: Tai nạn gây ra lực tác động lớn không chỉ là nguyên nhân vì sao răng bị mẻ mà còn gây ra vỡ lớn cho răng.
♦ Thức ăn cứng: Thức ăn quá cứng, giòn, dai, nhiều acid cũng dễ làm cho răng yếu đi và chóng vỡ mẻ.
2. Phòng ngừa và khắc phục các nguyên nhân vì sao răng bị mẻ
Biện pháp phòng ngừa:
Không gì tốt hơn là áp dụng các biện pháp phòng ngừa răng vỡ mẻ ngay từ đầu. Trong đó, quan trọng nhất là củng cố sức bền chắc cho mô răng bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống bổ sung canxi, fluor cho cơ thể và cho cả răng.
Lựa chọn thức ăn mềm, rau củ quả giàu khoáng chất, dễ ăn,…Tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai, không sử dụng răng như một công cụ mở nắp chai, mở thắt nút…
Nếu mắc phải tật nghiến răng thì nên ngậm máng bảo vệ để điều trị, tránh làm hỏng răng.
Nếu phải thường xuyên vận động, thể dục thể thao thì tốt nhất nên đeo hàm bảo vệ răng, nướu.
Thực hiện chải răng nhẹ nhàng, đúng cách và có thể sử dụng một số loại kem đánh răng có thành phần tăng cường fluor và canxi.
Biện pháp khắc phục răng mẻ
Khi răng đã bị mẻ thì cách tốt nhất là phục hồi lại càng sớm càng tốt bằng biện pháp đảm bảo. Vì thế,
trám rănglà một trong những giải pháp có thể áp dụng. Bởi vì trám răng vừa cho hiệu quả nhanh, thẩm mỹ cao lại có chi phí thấp và không gây đau nhức khi thực hiện.
Nếu muốn gia tăng độ bền cho miếng trám trên răng mẻ, chỉ cần ứng dụng công nghệ Laser Tech hiện đại thì có thể yên tâm. Đây là công nghệ ứng dụng laser er nha khoa để hóa cứng miếng trám nên cho kết quả trám rất bền chắc, có độ bám cao, chịu lực tốt nên hỗ trợ nhai cắn đảm bảo. Tránh được tình trạng mép trám hở, khe thưa làm giắt thức ăn và thấm nước bọt. Độ bám dính của vết trám vào bề mặt răng sẽ tốt hơn do tăng cường các chân bám cố định trên răng.
|
Hiệu quả phục hình trám răng mẻ |
Laser Tech chính là công nghệ hàn trám răng tốt nhất hiện nay, được Hiệp hội nha khoa Pháp khuyên dùng cho các trường hợp gia tăng độ bền chắc của vết trám.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét